THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM
Với quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được chú ý nhấn mạnh tại Nghị quyết số 04-NQ/TW của Chính phủ Việt nam. Giáo dục luôn được ưu tiên, chú trọng phát triển ở Việt nam.
Việc chủ trương chú trọng nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc trong nước và Quốc tế. Đầu tư cho giáo dục đã trở thành vấn đề được quan tâm và là một lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong ngành này – Điều ước Quốc tế mà Việt nam tham gia và Pháp luật Việt nam đã có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư Nước ngoài tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt nam.
Hiểu được lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc nhóm Ngành, Nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên thủ tục và quy trình có những phần phức tạp và đặc biệt khó khăn hơn đối với cái nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua bài viết này ABA VISA chia sẻ những thông tin hữu ích về thủ tục pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài về việc
THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
Cơ sở pháp lý
– WTO, AFAS, AANZFTA;
– Luật đầu tư năm 2020;
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
– Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Luật giáo dục 2019;
– Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
1. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH VỀ GIÁO DỤC
1.1. Quy định về vốn đầu tư khi thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài:
Tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP Điều 35 quy định như sau:
➠ Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
➠ Dự án đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về giáo dục đối với cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
➠ Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên.
➠ Thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.
➠ Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng, đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
➠ Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức trên.
1.2. Quy định về Cơ sở vật chất, thiết bị khi thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài:
1.2.1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
- Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị giảng dạy;
- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy; ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
- Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện.
1.2.2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
- Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với nông thôn;
- Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp;
- Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, y tế, phòng bảo vệ…;
- Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ;
- Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường.
- Trong khu vực trường có cây xanh.
1.2.3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:
- Trường về tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt.;
- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
- Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp;
- Có phòng học bộ môn, thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định;
- Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, phòng y tế học đường;
- Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp;
- Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường.
1.2.4. Đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
- Diện tích đất bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên;
- Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên;
- Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp;
- Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu;
- Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất;
- Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế;
Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.
1.3. Quy định về Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài:
Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:
- Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại Nghị định ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.
2. Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty giáo dục và đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư |
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài | Bước 3: Xin giấy phép hoạt động giáo dục và đào tạo |
Quy trình thủ tục hồ sơ thành lập công ty giáo dục và đào tạo có vốn nước ngoài gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là pháp nhân;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ để thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
➠ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
➠ Điều lệ công ty;
➠ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần);
➠ Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
➠ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
➠ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: Sau 03 ngày làm việc.
Bước 3: Xin giấy phép hoạt động giáo dục và đào tạo
Hồ sơ để xin giấy phép hoạt động giáo dục và đào tạo bao gồm:
➠ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
➠ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.
➠ Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
➠ Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
➠ Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng điều kiện cho phép thành lập, đồng thời gửi kèm:
Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu. |
Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng). |
Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo. |
Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính. |
Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh. |
Quy chế đào tạo. |
Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên). |
Các quy định về học phí và các loại phí liên quan. |
Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo. |
Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng. |
Nơi nộp hồ sơ:
☑️ Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
☑️ Sở giáo dục và đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
Trình tự xử lý:
☑️ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.
☑️ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
☑️ Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH VỀ GIÁO DỤC
♥️ Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kinh doanh các ngành nghề; địa điểm thực hiện dự án; lưu ý các thủ tục trước và sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài;
♥️ Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
♥️ Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
♥️ Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
♥️ Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
♥️ Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép theo yêu cầu chuyên ngành, làm dấu pháp nhân, thủ tục sau thành lập công ty,…;
♥️ Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.